Quốc Sử Tạp Lục
- 1. Phần 1: Ký ức của tác giảQuốc Sử Tạp Lục
- 2. Phần 2: Khảo sử. Chương 1: Sự ban giaoQuốc Sử Tạp Lục
- 3. Sự thông thương và chiến tranh giữa người Hòa Lan và xứ ta thế kỉ XVII và XVIIIQuốc Sử Tạp Lục
- 4. Sự ban giao giữa nước ta với nước Tàu trong nữa đầu thế kỉ XIXQuốc Sử Tạp Lục
- 5. Nước Xiêm đã giúp Nguyễn Ánh đánh Tây Sơn như thế nào (1780-1788)?Quốc Sử Tạp Lục
- 6. Sự khởi hấn đầu tiên với người Pháp ở nước ta đã như thế nào?Quốc Sử Tạp Lục
- 7. Việc mất Tiền Giang (1859-1862) như thế nào?Quốc Sử Tạp Lục
- 8. Nguyễn Tri Phương và Nguyễn Văn Tường về việc mất thành Hà Nội năm 1873Quốc Sử Tạp Lục
- 9. Nghĩa Cần VươngQuốc Sử Tạp Lục
- 10. Chương 2: Việc trị quốcQuốc Sử Tạp Lục
- 11. Trương Phúc Giáo và việc mở tỉnh Hà Tiên vào năm 1811Quốc Sử Tạp Lục
- 12. Vua Tự Đức với việc kinh lượcQuốc Sử Tạp Lục
- 13. Một cuộc cách mạng nông dân thất bạiQuốc Sử Tạp Lục
- 14. Chương 1: Thời vua Gia LongQuốc Sử Tạp Lục
- 15. Chương 2: Thời vua Minh Mạng và Thiệu TrịQuốc Sử Tạp Lục
- 16. Kinh lược đại sứ hữu kỳ Nguyên Đăng Giai 1854Quốc Sử Tạp Lục
- 17. Chương 3: Thời vua Tự ĐứcQuốc Sử Tạp Lục
- 18. Chương 4: Thời Cần VươngQuốc Sử Tạp Lục
Giới thiệu
Quốc Sử Tạp Lục là cuốn sách khảo cứu lịch sử đặc sắc, và cũng là duy nhất, của vị học giả tài năng sinh bất phùng thời Nguyễn Thiệu Lâu.
Cuốn sách là tập hợp gần như trọn vẹn các bài viết, bài tiểu luận về lịch sử đã đăng báo của tác giả, do gia đình, bè bạn thực hiện sau khi ông qua đời được hai năm. Với “ao ước được một bộ sử nước nhà viết bằng tiếng mẹ đẻ, kêu cứu theo phương pháp khoa học”, Nguyễn Thiệu Lâu đã từng bước khơi lại những sự kiện và nhân vật ít được quan tâm, chất vấn những quan điểm sử học thiên lệch và cảm tính... Ông dành mối quan tâm đặc biệt đến thế kỷ XIX với những sự kiện lịch sử thăng trầm vừa hào hùng vừa bi phẫn trong cuộc trị bình và bảo vệ đất nước của ông cha, như một cách cất lên tiếng nói ưu hoài về vận mệnh dân tộc. Đứng giữa ba động của lịch sử thế kỷ XX, bị kẹt trong những mâu thuẫn dằng dai của thời đại, Nguyễn Thiệu Lâu rốt cuộc đã chọn cho mình hành trình của một trí thức chân chính trên con đường sử học nhiều trắc trở, gian nan.
Quốc Sử Tạp Lục, tuy chưa phải một “bộ sử nước nhà” đúng như tác giả của nó từng ao ước, nhưng xứng đáng là một di sản văn hóa độc đáo, đem đến nhiều tư liệu và quan điểm giàu sức khơi gợi cho các thế hệ nghiên cứu sau.