Hà Nội nghìn xưa
- Phần Thứ Nhất - Non nước Hà NộiHà Nội nghìn xưa
- Phần Thứ Hai - Hà Nội thời dựng nướcHà Nội nghìn xưa
- Phần Thứ Ba - Hà Nội cổ, 1000 năm đấu tranh giành lại nước - I. Hà Nội thời đại Hai Bà TrưngHà Nội nghìn xưa
- II. Hà Nội thời Tiền LýHà Nội nghìn xưa
- III. Hà Nội thời Bố Cái Đại VươngHà Nội nghìn xưa
- IV. Tháng năm mùa hè năm 905, thế kỷ X: Hà Nội cổ sạch bóng thùHà Nội nghìn xưa
- V. Từ Cổ Loa, qua Hoa Lư, đến Thăng LongHà Nội nghìn xưa
- Phần Thứ Tư - Thăng Long đời LýHà Nội nghìn xưa
- Phương phố kinh thànhHà Nội nghìn xưa
- Một vài chân dung người Thăng Long đời LýHà Nội nghìn xưa
- Phần Thứ Năm - Thăng Long đời TrầnHà Nội nghìn xưa
- Thăng Long kháng chiến chống Mông - NguyênHà Nội nghìn xưa
- Phần Thứ Sáu - Sinh hoạt văn hóa ở Thăng Long buổi Lý - TrầnHà Nội nghìn xưa
- Phần Thứ Bảy - Thăng Long buổi cuối TrầnHà Nội nghìn xưa
Giới thiệu
Đời sống kinh tế - xã hội ngày càng phát triển thì những hiểu biết nhiều mặt của mỗi người, nhất là thế hệ trẻ càng cần phải được nâng cao và mở rộng hơn mới có thể đáp ứng được những yêu cầu của thời đại. Sự hiểu biết ấy thường được hình thành và bổ sung liên tục từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó có rất nhiều tri thức không nằm trong hệ thống sách giáo khoa hoặc giáo trình học tập nhưng lại đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của con người.
Trong thực tế, có rất nhiều điều đơn giản được mục sở thị, những kiến thức lặp đi lặp lại tưởng như ai cũng biết cả rồi, thế nhưng khi có người đặt câu hỏi: Điều đó có tự bao giờ? Vì sao lại như thế…? Thì nhiều người lại không biết rõ gốc tích mà trả lời. Chỉ xin đơn cử một ví dụ: Là người Việt Nam ai cũng có thể nói ngay tên thủ đô là “Hà Nội” nhưng mấy ai có thể nói được rành rẽ cái tên ấy có từ bao giờ.
Cuốn sách “Hà Nội Nghìn Xưa” của hai tác giả Trần Quốc Vượng Và Vũ Tuân Sán có thể giúp bạn đọc biết và hiểu được một cách chính xác, ngắn gọn những nét chính truyền thống ngàn năm văn hiến đất Thăng Long.
Đến với “Hà Nội nghìn xưa” độc giả sẽ có được “một cái nhìn khái quát về truyền thống Thủ đô” để rồi từ đó “tiến bước trên dặm đường dài vào quá khứ Thăng Long” tìm gặp lại một “non sông Hà Nội” với vũ trụ tinh thần của mỗi người dân Hà Nội là núi Nùng, sông Tô, hồ Gươm, hồ Tây.. rồi đến với “Hà Nội thời dựng nước” và “Hà Nội cổ qua các thời kỳ đấu tranh” từ thời Hai Bà Trưng qua đời Lý, đến buổi cuối Trần.