Cơm thầy cơm cô & Cạm bẫy người

Cơm thầy cơm cô & Cạm bẫy người

Tác giả : Vũ Trọng Phụng

Thể loại : Truyện ngắn

Đã nghe : 744

Đọc trên điện thoại

Nghe Cơm thầy cơm cô & Cạm bẫy người trên điện thoại
  • Phần 1Cơm thầy cơm cô & Cạm bẫy người
  • Phần 2Cơm thầy cơm cô & Cạm bẫy người
  • Phần 3Cơm thầy cơm cô & Cạm bẫy người
  • Phần 4Cơm thầy cơm cô & Cạm bẫy người
  • Phần 5Cơm thầy cơm cô & Cạm bẫy người
  • Phần 6Cơm thầy cơm cô & Cạm bẫy người
  • Phần 7Cơm thầy cơm cô & Cạm bẫy người

Giới thiệu

Cơm thầy cơm cô và Cạm bẫy người cũng là những phóng sự nổi tiếng của nhà văn. Ngòi bút của ông không chỉ ghi được sự thực mà còn ghi được cả cái thực trạng của sự thực. Những tác phẩm của ông có ảnh hưởng sâu rộng, xứng đáng là một nhà văn hiện thực xuất sắc của nền văn học Việt Nam.

Phóng sự Cạm bẫy người (1933) viết về nạn cờ bạc bịp ở Hà Nội. Để thấy cái tệ nạn cờ bạc rộng lớn và tai hại đến đâu, Vũ Trọng Phụng đã điều tra cái làng bịp, vạch ra tổ chức của nó, phác họa chân dung, mô tả chân tướng của dân làng bịp, tường thuật cách hành nghề của họ rõ ràng, sinh động... Viết Cạm bẫy người là tố cáo một tệ nạn xã hội và nêu lên những bi kịch do những tay săn mòng gây ra cho những gia đình của bọn tín đồ “tôn giáo đỏ đen”.

Trong văn học nói chung và thể phóng sự nói riêng để tạo ra cho tác phẩm một sức sống lâu bền với thời gian, nhà văn không chỉ xây dựng cốt truyện với những chi tiết, tình huống truyện độc đáo giàu giá trị nội dung mà qua đó còn quan tâm đến tính nghệ thuật của tác phẩm. Thật vậy, trong hai phóng sự Cơm thầy cơm cô và Cạm bẫy người, tác giả Vũ Trọng Phụng đã thành công trong việc thể hiện tài năng nghệ thuật của mình. Với lối văn sắc sảo, cay độc mang tính chất châm biếm, đoạn trích ở hai chương phóng sự này giàu tính giá trị nghệ thuật đặc sắc tạo cho người đọc cuốn vào những diễn biến của tác phẩm.

Bình luận

Gợi ý