Chuyện rừng xanh - tập 2

Chuyện rừng xanh - tập 2

Tác giả : Rudyard Kipling

Thể loại : Thiếu Nhi

Đã nghe : 653

Đọc trên điện thoại

Nghe Chuyện rừng xanh - tập 2 trên điện thoại
  • Sợ đến từ đâuChuyện rừng xanh - tập 2
  • Luật RừngChuyện rừng xanh - tập 2
  • Tụng ca KabirChuyện rừng xanh - tập 2
  • Bài ca chống con người của MowgliChuyện rừng xanh - tập 2
  • Cây gậy thúc voi của VuaChuyện rừng xanh - tập 2
  • Ca khúc người thợ săn nhỏChuyện rừng xanh - tập 2
  • Chó ĐỏChuyện rừng xanh - tập 2
  • Bài ca của ChilChuyện rừng xanh - tập 2

Giới thiệu

Chuyện rừng xanh (tên gốc tiếng Anh: The Jungle Book, xuất bản năm 1894) là một tuyển tập truyện ngắn của nhà văn người Anh Rudyard Kipling. Hầu hết các nhân vật trong truyện là con thú, ví dụ như cọp Shere Khan hay gấu Baloo, dù nhân vật chính của cuốn sách là cậu bé "người-sói" Mowgli, vốn được bầy sói nuôi lớn ở trong rừng. Các câu chuyện được lấy bối cảnh tại một khu rừng ở Ấn Độ; một địa điểm hay được nhắc đến là "Seonee" (Seoni), một thị xã của bang Madhya Pradesh.

Chủ đề xuyên suốt của cuốn sách là sự ruồng bỏ và nuôi dưỡng, thể hiện qua cuộc đời của Mowgli, vốn tượng trưng cho thuở ấu thơ của chính nhà văn Kipling. Chủ đề này được thể hiện rõ nhất qua những chiến thắng của các nhân vật chính trước kẻ thù của họ, bao gồm Rikki-Tikki-Tavi, hải cẩu trắng và Mowgli. Một chủ đề khác cũng không kém phần quan trọng chính là sự tự do; các câu chuyện không kể về tập tính của các loài thú hay các vấn đề liên quan đến học thuyết Darwin về sự sinh tồn, mà đề cao nguyên mẫu con người trong hình dạng động vật. Chúng dạy ta về lòng tôn trọng đối với bề trên, sự vâng lời, và về địa vị xã hội với "Luật Rừng", đồng thời cũng khắc họa về tinh thần tự do khi di chuyển giữa các thế giới khác nhau, như việc Mowgli chuyển từ rừng ra sống ở ngôi làng. Các nhà phê bình cũng khen ngợi tinh thần phá luật và hoang dại trong các câu chuyện, là tấm gương phản chiếu cho mặt trái của con người.

Chuyện rừng xanh vẫn giữ được sự phổ biến trong văn hóa đại chúng, đặc biệt qua các phiên bản chuyển thể ở lĩnh vực điện ảnh cũng như nhiều hình thức khác. Một số nhà phê bình văn học như Swati Singh cho rằng dù có nhiều người e ngại Kipling vì chủ nghĩa đế quốc, thì năng lực kể chuyện của ông là thứ vô cùng đáng ngưỡng mộ. Cuốn sách đã tạo cảm hứng cho phong trào Hướng đạo, mà trong đó người khởi đầu phong trào, Robert Baden-Powell, là một người bạn của Kipling. Nhà soạn nhạc Percy Grainger đã biên soạn bộ nhạc phẩm Jungle Book Cycle của ông với các trích dẫn từ cuốn sách này.

Bình luận

Gợi ý

Sự tích cây xương rồng

Nguyễn Ngọc Ký

Mùa Hè Thơ Ấu

Nguyễn Thị Châu Giang

Bác sĩ Ai Bô Lít

Korney Chukovsky