Mùi hương trầm

Mùi hương trầm

Tác giả : Nguyễn Tường Bách

Thể loại : Văn Hóa

Đã nghe : 630

Đọc trên điện thoại

Nghe Mùi hương trầm trên điện thoại
  • Phần 1: Dưới chân Hy MãMùi hương trầm
  • Giấc mơ cẩm thạchMùi hương trầm
  • Phần 2: Ấn Độ, suối nguồn thiêng liêngMùi hương trầm
  • Vui đẹp thay thành Vương XáMùi hương trầm
  • Dưới cây Bồ đềMùi hương trầm
  • Varanasi, thành phố thiêng liêngMùi hương trầm
  • Xá vệ và Cấp Cô ĐộcMùi hương trầm
  • Phần 3: Trung Quốc, xứ sở Bồ TátMùi hương trầm
  • Từ tiểu ni cô Nghi Lâm đến nàng Lý ngưMùi hương trầm
  • Những kích thước vĩ đạiMùi hương trầm
  • Cửu Hoa SơnMùi hương trầm
  • Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn tựMùi hương trầm
  • Phần 4: Tây Tạng huyền bíMùi hương trầm
  • Đền JokhangMùi hương trầm
  • Trong những con đường LhasaMùi hương trầm
  • Trên cao nguyênMùi hương trầm
  • Shigatse và dòng Ban thiền Lạt maMùi hương trầm

Giới thiệu

Ấn Độ, Trung Quốc, Tây Tạng vốn được biết đến là ba trung tâm Phật giáo lớn nhất trên thế giới. Nếu Ấn Độ là cái nôi của Phật giáo, Trung Quốc là nơi đưa Phật giáo đại thừa phát triển đến mức cực thịnh thì Tây Tạng – xứ sở huyền bí – lại là nơi mà Phật giáo có những bước phát triển đến mức siêu việt.

Là một tín đồ Phật giáo và như một cái duyên tiền định, “Mùi Hương Trầm” ra đời, ghi lại những kiến thức, chiêm nghiệm của chính tác giả sau một hành trình tâm linh.

Ấn Độ là đất nước của những điều kỳ lạ và của những mâu thuẫn. Rất khó để thâm cận và hiểu được họ, bởi “đối với thú vật thì họ gần gũi mà đối với con người thì họ xa cách”. Có dịp tiếp xúc nhiều với người Ấn Độ, đặc biệt tìm hiểu đạo Phật và nguồn cội của tôn giáo này, tác giả Nguyễn Tường Bách không thôi khâm phục về bề dày lịch sử của đất nước này. Nguyễn Tường Bách đi dọc sông Hằng, qua Hoa Thị Thành đến vườn Lộc Uyển, qua rừng Sala tại Câu Thi Na rồi đến Lâm Tì Ni, chứng kiến những hoang tàn đổ nát trên các phế tích, ông không khỏi ngậm ngùi trước những đổi thay của thời cuộc.

Đến Trung Quốc, xứ sở của Bồ Tát, tác giả hòa mình vào đất nước của những thứ lớn lao. Ông đi trọn một vòng từ Vạn Lý Trường Thành đến Linh Quang tự, đến Ung Hòa cung, thăm Bình Thành và động Vân Cương, qua Hằng Sơn đến Quang Minh đỉnh. Ông cũng đến thăm Ngũ Đài Sơn, đến Tứ Xuyên bồi hồi thăm lại chiến tích nước Thục xa xưa, hay lên Nga Mi sơn, Lạc sơn thăm 108 ngọn tháp cùng với tượng Phật nhập Niết bàn dài 45 mét, cao 12,5 mét. Đến Trường Giang tam hiệp, ông nhớ một thời của Tam Quốc Chí. Và ông cũng không bỏ qua Cửu Hoa Sơn, Cảnh Đức Trấn, Hàng Châu, Cô Tô, Ninh Ba hay Phổ Đà Sơn. Xuyên suốt những địa danh này là nỗi niềm của một tín đồ khi được khám phá, chiệm nghiệm một vùng đất mênh mông với vô vàn kỳ quan Phật giáo.

Tây Tạng – vùng đất thiêng liêng – là điểm cuối trong hành trình tâm linh của tác giả. Vào thế kỷ 7, trong lúc Phật giáo tại Trung Quốc đã đạt đến thời đại hoàng kim thì ở Tây Tạng, Phật giáo mới bắt đầu được truyền vào. Ông dành nhiều thời gian để tìm hiểu về những kiếp nạn của đạo Phật, để thấu hiểu những trầm luân của đạo pháp này. Càng đi, càng nhìn, ông càng tiếc nuối khi “cả nước Tây Tạng đang từng ngày đánh mất quá khứ của mình, trở thành một “khu tự trị” vô danh”, “tiếc thương một nền văn minh thật sự độc đáo đang suy tàn”. Đối với ông, nếu nền văn minh Tây Tạng chết đi thì có nghĩa là Phật giáo đang suy tàn trên toàn thế giới.

Trải dài từ Ấn Độ, Nepal, Tây Tạng, Trung Hoa,... trên thực địa, với núi Linh Thứu, vườn Lộc Uyển, Lâm-tì-ni, Lhasa, thành phố Varanasi,... mỗi dấu chân du hành không mang lấy cái chộn rộn của xu thế du lịch điểm đến phổ biến đương thời, mà hướng người đọc đi vào những "con đường đá trên núi" của sự chậm rãi chiêm nghiệm, sự thấy của đôi mắt bên trong.

Con đường thực tế trong thế giới ngổn ngang và con đường tâm thức lấy những kinh văn, tri thức làm trung tâm luôn tìm cách đi đến hợp nhất.

Dấu chân du hành của Nguyễn Tường Bách trong Mùi Hương Trầm không chỉ mời gọi người đọc khám phá thực địa, mà còn gợi mở sự chứng ngộ, khai mở một cảm quan minh triết.

Đây là quyển sánh không thể thiếu cho những ai yêu thích khám phá văn hóa, triết học, tôn giáo và con người phương Đông.

Sau hơn nửa đời người, tôi đã nhận ra một điều là mùi, cái mà ta cảm nhận bằng mũi, là cái để lại trong lòng sâu đậm nhất, hơn hẵn những gì ta nghe hay thấy. Hình như những cảm quan càng khó nắm bắt bao nhiêu, chúng càng đậm đà bấy nhiêu mà mùi hương trầm hẳn phải thuộc vào loại đó.

Và đối với tôi, mùi hương trầm là thứ cảm quan theo tôi suốt gần cả đời!” – Nguyễn Tường Bách

Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!


VỀ TÁC GIẢ


Nhà văn Nguyễn Tường Bách hiện sống tại CHLB Đức, sinh năm 1948 tại Thừa Thiên – Việt Nam. Du học tại Đức năm 1967. Tốt nghiệp Kỹ sư Xây dựng năm 1975. Tốt nghiệp Tiến sĩ Kỹ thuật (Dr.-Ing) năm 1980 và làm việc cho một số công ty ở Đức.

Là tác giả của các tập bút ký:

- Đường xa nắng mới,

- Mộng đời bất tuyệt,

- Lưới trời ai dệt,

- Đêm qua sân trước một cành mai,

- Đường rộng thênh thang.

Ngoài ra còn là dịch giả của:

- Con đường mây trắng (Anagarika Govinda),

- Đối diện cuộc đời (Jiddu Krishnammurti),

- Sư tử tuyết bờm xanh (Surya Das),

- Thiền trong nghệ thuật bắn cung (Eugen Herrigel),

- Đạo của vât lý (Fritjof Capra),…

Con đường thực tế trong thế giới ngổn ngang và con đường tâm thức lấy những kinh văn, tri thức làm trung tâm luôn tìm cách đi đến hợp nhất. Dấu chân du hành của Nguyễn Tường Bách trong Mùi Hương Trầm không chỉ mời gọi người đọc khám phá thực địa, mà còn gợi mở sự chứng ngộ, khai mở một cảm quan minh triết.

VỀ TÁC PHẨM

Ấn Độ, Trung Quốc, Tây Tạng vốn được biết đến là ba trung tâm Phật giáo lớn nhất trên thế giới. Nếu Ấn Độ là cái nôi của Phật giáo, Trung Quốc là nơi đưa Phật giáo đại thừa phát triển đến mức cực thịnh thì Tây Tạng – xứ sở huyền bí – lại là nơi mà Phật giáo có những bước phát triển đến mức siêu việt.

Là một tín đồ Phật giáo và như một cái duyên tiền định, “Mùi Hương Trầm” ra đời, ghi lại những kiến thức, chiêm nghiệm của chính tác giả sau một hành trình tâm linh.

Ấn Độ là đất nước của những điều kỳ lạ và của những mâu thuẫn. Rất khó để thâm cận và hiểu được họ, bởi “đối với thú vật thì họ gần gũi mà đối với con người thì họ xa cách”. Có dịp tiếp xúc nhiều với người Ấn Độ, đặc biệt tìm hiểu đạo Phật và nguồn cội của tôn giáo này, tác giả Nguyễn Tường Bách không thôi khâm phục về bề dày lịch sử của đất nước này. Nguyễn Tường Bách đi dọc sông Hằng, qua Hoa Thị Thành đến vườn Lộc Uyển, qua rừng Sala tại Câu Thi Na rồi đến Lâm Tì Ni, chứng kiến những hoang tàn đổ nát trên các phế tích, ông không khỏi ngậm ngùi trước những đổi thay của thời cuộc.

Đến Trung Quốc, xứ sở của Bồ Tát, tác giả hòa mình vào đất nước của những thứ lớn lao. Ông đi trọn một vòng từ Vạn Lý Trường Thành đến Linh Quang tự, đến Ung Hòa cung, thăm Bình Thành và động Vân Cương, qua Hằng Sơn đến Quang Minh đỉnh. Ông cũng đến thăm Ngũ Đài Sơn, đến Tứ Xuyên bồi hồi thăm lại chiến tích nước Thục xa xưa, hay lên Nga Mi sơn, Lạc sơn thăm 108 ngọn tháp cùng với tượng Phật nhập Niết bàn dài 45 mét, cao 12,5 mét. Đến Trường Giang tam hiệp, ông nhớ một thời của Tam Quốc Chí. Và ông cũng không bỏ qua Cửu Hoa Sơn, Cảnh Đức Trấn, Hàng Châu, Cô Tô, Ninh Ba hay Phổ Đà Sơn. Xuyên suốt những địa danh này là nỗi niềm của một tín đồ khi được khám phá, chiệm nghiệm một vùng đất mênh mông với vô vàn kỳ quan Phật giáo.

Tây Tạng – vùng đất thiêng liêng – là điểm cuối trong hành trình tâm linh của tác giả. Vào thế kỷ 7, trong lúc Phật giáo tại Trung Quốc đã đạt đến thời đại hoàng kim thì ở Tây Tạng, Phật giáo mới bắt đầu được truyền vào. Ông dành nhiều thời gian để tìm hiểu về những kiếp nạn của đạo Phật, để thấu hiểu những trầm luân của đạo pháp này. Càng đi, càng nhìn, ông càng tiếc nuối khi “cả nước Tây Tạng đang từng ngày đánh mất quá khứ của mình, trở thành một “khu tự trị” vô danh”, “tiếc thương một nền văn minh thật sự độc đáo đang suy tàn”. Đối với ông, nếu nền văn minh Tây Tạng chết đi thì có nghĩa là Phật giáo đang suy tàn trên toàn thế giới.

Trải dài từ Ấn Độ, Nepal, Tây Tạng, Trung Hoa,... trên thực địa, với núi Linh Thứu, vườn Lộc Uyển, Lâm-tì-ni, Lhasa, thành phố Varanasi,... mỗi dấu chân du hành không mang lấy cái chộn rộn của xu thế du lịch điểm đến phổ biến đương thời, mà hướng người đọc đi vào những "con đường đá trên núi" của sự chậm rãi chiêm nghiệm, sự thấy của đôi mắt bên trong.

Con đường thực tế trong thế giới ngổn ngang và con đường tâm thức lấy những kinh văn, tri thức làm trung tâm luôn tìm cách đi đến hợp nhất.

Dấu chân du hành của Nguyễn Tường Bách trong Mùi Hương Trầm không chỉ mời gọi người đọc khám phá thực địa, mà còn gợi mở sự chứng ngộ, khai mở một cảm quan minh triết.

Đây là quyển sánh không thể thiếu cho những ai yêu thích khám phá văn hóa, triết học, tôn giáo và con người phương Đông.

“Sau hơn nửa đời người, tôi đã nhận ra một điều là mùi, cái mà ta cảm nhận bằng mũi, là cái để lại trong lòng sâu đậm nhất, hơn hẵn những gì ta nghe hay thấy. Hình như những cảm quan càng khó nắm bắt bao nhiêu, chúng càng đậm đà bấy nhiêu mà mùi hương trầm hẳn phải thuộc vào loại đó.

Và đối với tôi, mùi hương trầm là thứ cảm quan theo tôi suốt gần cả đời!” – Nguyễn Tường Bách

Bình luận

Gợi ý

Phong Tục Miền Nam

Vương Đằng

Hà Nội nghìn xưa

Trần Quốc Vượng