38 Cách Cư Xử Chưa Đúng Của Trẻ & Cách Chuyển Hóa Chúng

38 Cách Cư Xử Chưa Đúng Của Trẻ & Cách Chuyển Hóa Chúng

Tác giả : Michele Borba

Thể loại : Làm cha mẹ

Đã nghe : 615

Đọc trên điện thoại

Nghe 38 Cách Cư Xử Chưa Đúng Của Trẻ & Cách Chuyển Hóa Chúng trên điện thoại
  • Phần 01: Chuẩn Bị Để Thay Đổi - Phần 02: Những Cơ Sở Của Việc Thay Đổi Cách Cư Xử38 Cách Cư Xử Chưa Đúng Của Trẻ & Cách Chuyển Hóa Chúng
  • Phần 03A: 38 Cách Thay Đổi Lề Lối Ứng Xử38 Cách Cư Xử Chưa Đúng Của Trẻ & Cách Chuyển Hóa Chúng
  • Phần 03B: 38 Cách Thay Đổi Lề Lối Ứng Xử38 Cách Cư Xử Chưa Đúng Của Trẻ & Cách Chuyển Hóa Chúng
  • Phần 03C: 38 Cách Thay Đổi Lề Lối Ứng Xử38 Cách Cư Xử Chưa Đúng Của Trẻ & Cách Chuyển Hóa Chúng
  • Phần 03D: 38 Cách Thay Đổi Lề Lối Ứng Xử38 Cách Cư Xử Chưa Đúng Của Trẻ & Cách Chuyển Hóa Chúng
  • Phần 03E: 38 Cách Thay Đổi Lề Lối Ứng Xử38 Cách Cư Xử Chưa Đúng Của Trẻ & Cách Chuyển Hóa Chúng
  • Phần 03F: 38 Cách Thay Đổi Lề Lối Ứng Xử38 Cách Cư Xử Chưa Đúng Của Trẻ & Cách Chuyển Hóa Chúng
  • Phần 03G: 38 Cách Thay Đổi Lề Lối Ứng Xử38 Cách Cư Xử Chưa Đúng Của Trẻ & Cách Chuyển Hóa Chúng
  • Phần 04 - Phần 05: Cách Dùng Cách Hình Thức Xử Phạt - Đừng Quên Nói Với Trẻ Bạn Yêu Chúng (Hết)38 Cách Cư Xử Chưa Đúng Của Trẻ & Cách Chuyển Hóa Chúng

Giới thiệu

“Kỷ luật” là một trong những đề tài được tranh luận nhiều nhất trong việc nuôi dạy con cái. Chỉ riêng từ này thôi đã có thể khuấy động lên nhiều kỷ niệm không vui: Khóc lóc, la hét, đánh nhau, tâm trạng căng thẳng… Với những người khác, đó là những loại hình phạt dữ tợn và lạ lùng, hoặc một thứ gì đó mà chỉ có các ông cha bà mẹ độc ác mới dùng đến.

Chúng ta hãy nhìn nhận rằng vấn đề kỷ luật đã bị mang tiếng không tốt. Ngay cả các chuyên gia về trẻ em cũng không đồng ý với nhau về các phương pháp để ngăn chặn hành vi xấu và tỏ ra rất khác nhau trong cách tiếp cận: Giờ nghỉ, hệ quả luận lý, thu hồi đặc ân, bỏ lơ, trừng phạt thân xác, giảng giải và dạy dỗ. Vì vậy mà không lạ gì các bậc làm cha mẹ cũng lúng túng trong việc đối phó với các “trò” của con họ. Một số thì bằng lòng chịu đựng những tánh tật của trẻ. Số khác thì sợ rằng kỷ luật sẽ làm cho quan hệ giữa cha mẹ và con cái xấu đi, tốt hơn hết là để cho ai đó làm việc này.

Nhưng cho dù chúng ta không thích việc kỷ luật thì chúng ta vẫn phải thực hiện vì đó là bổn phận làm cha mẹ. Công việc của chúng ta là giúp cho trẻ biết cư xử đúng đắn, và can thiệp khi thấy chúng đi lệch quỹ đạo vì có lẽ không ai thấy vui khi những đứa trẻ rên la, cắn, đánh nhau, nói láo, ăn cắp cả. Không vui cho chúng ta, cho gia đình và bạn bè, cho trường học và cho cộng đồng, và chắc chắn cho chính bọn trẻ.

Vấn đề ở đây là không phải là có nên kỷ luật hay không, mà là phải sử dụng hình thức kỷ luật nào để loại bỏ hành vi xấu vĩnh viễn. Vấn đề tôi muốn đề cập là về sự thay đổi phẩm cách thường xuyên, để loại bỏ tính xấu một lần cho tất cả để bạn không bao giờ phải trừng phạt tính xấu ấy một lần nữa. Đây là một quan niệm nuôi dạy trẻ sâu sắc, và là bí quyết để làm tốt bổn phận của các bậc cha mẹ. Cuốn sách này nói về điều đó. Đây là một cách tiếp cận mới duy nhất sẽ làm thay đổi bạn với tư cách là bậc cha mẹ và giúp bạn biết làm cách nào để rèn luyện con cái.

Đây là cuốn sách duy nhất đề cập đến vấn đề kỷ luật mà bạn cần có. Tôi đoán chắc như vậy vì tôi biết Michele Borba và công việc của bà. Bà không dài dòng về lý thuyết và chỉ cách cho chúng ta hành động ngay, từng bước một, để thay đổi cách ứng xử của trẻ. Chương trình chuyển hóa của bà với những hoạt động kỳ diệu đầy tính sáng tạo và thường rất vui đến nổi việc uốn nắn các em trở thành một công việc chẳng nhọc nhằn chút nào, và quan trọng nhất là nó rất hữu hiệu! Những ý tưởng trong sách được thu thập từ các bậc phụ huynh như bạn, những người đã từng buồn phiền vì các cố gắng của họ không mang lại hiệu quả. Những cách cư xử xấu vẫn tiếp tục, các xung khắc trong tình yêu tăng lên, và lòng tự trọng của con cái họ thì rơi tụt xuống. Thế nhưng khi họ kiên trì tuân theo các kế hoạch chuyển đổi đặc biệt của Michele, các tật xấu của con cái họ hoàn toàn biến mất. Họ còn nhận thấy con cái của mình tỏ ra hợp tác, xử sự tốt và vui vẻ hơn. Ngoài ra, chúng còn khám phá ra sự thay đổi trong chính chúng, chúng ít bị ngoại áp (xì trét) và bằng lòng với bố mẹ hơn. Bạn đòi hỏi gì hơn thế nữa? Vì vậy bạn không nên chỉ đọc suông cuốn sách này, mà phải sử dụng nó, biến những ý tưởng thành hiện thực và bạn sẽ đạt được điều bạn mong muốn nhất: Một đứa trẻ biết cư xử. Tôi chúc bạn thành công trong nhiệm vụ quan trọng nhất của cuộc đời!

Bình luận

Gợi ý